Cổ động viên Tottenham_Hotspur_F.C.

Cổ động viên ghép hình khẩu hiệu của câu lạc bộ To Dare Is to Do ở khu khán đài phía Nam, trong khuôn khổ trận tứ kết lượt đi UEFA Champions League ngày 9 tháng 4 năm 2019 gặp câu lạc bộ Manchester City.

Tottenham có lượng cổ động viên hùng hậu trong lãnh thổ Anh, đặc biệt ở vùng phía Bắc London và các hạt xung quanh. Các trận đấu trong sân nhà của họ thường kín khán giả. Trong giai đoạn 1950-1962, câu lạc bộ đã 5 lần phá kỷ lục về lượng người xem trong một trận đấu tại Anh[151][152]. Spurs là câu lạc bộ có lượng khán giả đông thứ 9 mùa giải 2008-09 của Ngoại hạng Anh, và thứ 11 trong toàn bộ lịch sử giải đấu này[153]. Trong mùa giải 2017-18 khi Tottenham được thi đấu trên sân nhà là sân vận động Wembley, họ là câu lạc bộ có số khán giả đông thứ hai trong cả mùa giải[154][155]. Cổ động viên trung thành của họ có nhiều nhân vật nổi tiếng, trong đó có thể kể tới triết gia Ngài A. J. Ayer[156][157]. Câu lạc bộ cũng có nhiều nhóm cổ động viên trên toàn thế giới[158]. Hội cổ động viên lớn nhất của họ Tottenham Hotspur Supporters' Trust được đội bóng công nhận là đại diện chính thức cho toàn bộ các cổ động viên trên toàn thế giới[159][160].

Về mặt lịch sử, truyền thống của Tottenham gắn liền với cộng đồng người Do Thái ở phía Đông và Đông Bắc của thành phố London. Người ta ước tính khoảng hơn 1/3 cổ động viên của câu lạc bộ trong thập niên 1930 là người Do Thái. Vì những đóng góp lớn từ thuở ban đầu, kể từ năm 1984, cả ba vị chủ tịch liên tiếp của Spurs đều là những doanh nhân Do Thái[161]. Cho dù có lượng cổ động viên Do Thái lớn hơn bất kể một câu lạc bộ nào khác ở London (hiện chiếm khoảng 5% số lượng cổ động viên), nhưng Tottenham chưa bao giờ được coi là câu lạc bộ của người Do Thái[162]. Trong thập niên 1960, người ta nghe thấy đối thủ của họ thường xuyên hát những ca khúc bài Do Thái với những từ ngữ như "Yids" hay "Yiddos" nhắm vào các cổ động viên Tottenham[161][163][164]. Để đáp lại, toàn bộ các cổ động viên của câu lạc bộ đã sáng tác nên những giai điệu vào cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980[165]. Nhiều cổ động viên đã coi "Yids" là một sự tự hào, và điều đó góp phần khiến những lời chế nhạo trở nên dần vô nghĩa[166]. Cho dù từ "Yids" được sử dụng rộng rãi nhưng nó cũng mang tới nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng đó là một từ ngữ xúc phạm và bị cổ động viên Spurs sử dụng nhằm "hợp lý hóa những khái niệm Do Thái trong bóng đá"[167], và rõ ràng là một hành vi phân biệt chủng tộc[168]. Đại hội Do Thái thế giới và Nhóm đại biểu Do Thái tại Quốc hội Anh đều phê phán việc sử dụng từ này bởi cổ động viên Tottenham[169]. Nhiều người khác, điển hình là Thủ tướng Anh David Cameron, thì đồng tình khi cho rằng mục đích của nó không bắt nguồn từ bất cứ thái độ thù ghét nào và cũng không được sử dụng rộng rãi, vậy nên khó có thể bị coi là hành vi xúc phạm[170].

Người hâm mộ

Có rất nhiều bài hát do người hâm mộ sáng tác dành cho đội bóng, trong đó nổi tiếng nhất là "Glory Glory Tottenham Hotspur". Ca khúc này được viết vào năm 1961 sau khi Spurs hoàn tất cú đúp quốc nội lịch sử của mùa giải 1960-61, và sau đó là lần đầu tiên được thi đấu ở sân chơi châu lục. Đối thủ đầu tiên của họ là nhà vô địch Ba Lan Górnik Zabrze, và đội đã bị thua ngược với tỉ số 2-4. Lối đá quá rát của họ đã bị báo chí Ba Lan phê phán "không có chút thánh thiện nào". Lời phê bình khiến cho ba cổ động viên của Tottenham trong trận tái đấu của hai đội trên sân White Hart Lane đã quyết định mặc trang phục thiên thần với áo khoác toga, dép sandal, râu giả với cuốn Kinh thánh trên tay. Họ được phép xuống tới sát đường biên, trong khi các cổ động viên khác trên khán đài đã hát chế lời bài hát thành "Glory Glory Hallelujah"[171]. Spurs đã giành chiến thắng giòn giã 8-1. HLV của đội bóng khi đó Bill Nicholson sau này có viết trong cuốn tự truyện:

"Lần đầu tiên người ta được nghe thứ âm thanh này ở Anh, chính là vào mùa giải 1961-62. Đó là khi 60.000 khán giả tại White Hart Lane cùng nhau hát bài "Glory, Glory Hallelujah" trong trận đấu cúp Châu Âu của chúng tôi. Tôi không rõ nó bắt đầu như thế nào hay ai đã bắt đầu nó, nhưng tôi cảm thấy nó rất linh thiêng."[172]

Bên cạnh đó, hàng loạt vụ ẩu đả hooligan bởi cổ động viên Spurs đã được ghi nhận trong các thập niên 1970 và 1980. Những sự kiện nổi tiếng nhất là những vụ ẩu đả trước và sau trận các chung kết UEFA Cup năm 1974 và 1984 tại Rotterdam và Brussels, đều gặp câu lạc bộ Feyenoord của Hà Lan[173]. Theo thời gian, các hành động bạo lực đều đã thuyên giảm, nhưng đôi lúc vài vụ ẩu đả vẫn được ghi nhận[174][175].

Đối thủ chính

Cổ động viên của Tottenham Hotspur có truyền thống đối đầu với nhiều đội bóng, chủ yếu là các đội bóng lớn của Thủ đô London. Nổi tiếng nhất có lẽ là với câu lạc bộ cùng phía Bắc của thành phố, Arsenal. Mối thâm thù bắt đầu từ năm 1913 khi Arsenal chuyển từ sân Manor Ground ở Plumstead sang Sân vận động Highbury, và đặc biệt, kể từ khi bất ngờ thay thế chính Tottenham để thăng hạng lên giải cấp cao nhất First Division vào năm 1919[176]. Ngoài ra, cổ động viên Spurs cũng có truyền thống đối đầu với các câu lạc bộ ChelseaWest Ham United[177].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tottenham_Hotspur_F.C. http://www.tottenhambrasil.com.br/ http://www.spurscanada.ca/ http://www.spurs.ch/ http://www.24dash.com/news/Communities/2007-03-26-... http://www.britishpathe.com/record.php?id=41748 http://www.britishpathe.com/video/the-cup-final-19... http://www.constructionenquirer.com/2014/07/12/pic... http://www.football365.com/story/0,17033,8652_2173... http://www.footballfanscensus.com/issueresults/Clu... http://hotspurhq.com/2013/04/27/tottenham-won-thei...